Tư vấn của Luật sư

Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn có được không

Mục lục

Câu hỏi : 

Vợ chồng tôi đã ly hôn được hai năm. Khi ly hôn vợ chồng tôi thoả thuận bé trai 8 tuổi sẽ do cha trực tiếp nuôi dưỡng, bé gái 2 tuổi do tôi trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, dạo gần đây khi qua thăm con trai, tôi phát hiện cháu có một số vết bầm, cháu nói là mẹ kế của cháu rất hay đánh cháu mỗi khi cháu làm sai. Tôi rất xót con, cho tôi hỏi luật sư là tôi có thể yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con có được không?

Trả lời cho câu hỏi trên :

             Điều kiện để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là gì?

         Sau khi có Quyết định ly hôn của Toà án có thẩm quyền, mặc dù đã được Toà án giao quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn cho một bên, nhưng nếu trong quá trình sinh sống, nếu phát hiện cha/mẹ được Toà án giao quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì bên còn lại sẽ có quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con.

Pháp luật quy định về quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn “

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  3. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  4. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  5. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  6. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  7. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  8. a) Người thân thích;
  9. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  11. d) Hội liên hiệp phụ nữ”.

         Theo quy định nêu trên, sau khi ly hôn, cha mẹ có thể thoả thuận với nhau để thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con. Trong trường hợp không thể thoả thuận được thì có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ngoài cha/mẹ thì cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 của Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con.

         Trong quy định tại khoản 5 có cụm từ “Người thân thích”, vậy người thân thích được hiểu thế nào là đúng quy định pháp luât. Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình giải thích đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể ông, ba, cậu, mợ, cô, dì, chú, bác, anh ruột, chị ruột,…

         Vậy điều kiện để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là gì?

         Thứ nhất, cha mẹ có thể thoả thuận với nhau để thay đổi người trực tiếp nuôi con làm sao đảm bảo được quyền lợi cũng như môi trường phát triển tốt nhất cho đứa trẻ.

         Thứ hai, chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không con còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

         Thứ ba, nếu con đủ từ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

         Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh hành vi đánh đập của mẹ kế của cháu, đồng thời cháu có nguyện vọng được ở với mẹ thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên Toà án có thẩm quyền để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con từ cha sang cho mẹ.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.