Mục lục
Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc cần nhờ sự tư vấn của Luật sư: Tôi có vay tiêu dùng của các công ty tài chính nhưng mà tôi thấy các công ty này hầu hết là lừa đảo, ăn lời cắt cổ vậy tại sao các công ty không bị xử lý tội cho vay nặng lãi mặc dù mức lãi suất của các công ty vay này rất cao.
Lãi suất của các công ty tài chính theo quy định của luật mới nhất năm 2022
Vay tài chính là một trong những cách thức vay được người dân tin tưởng lựa chọn tuy nhiên cũng không ít người cho rằng các công ty tài chính hầu hết là lừa đảo, ăn lời cắt cổ và luôn đặt câu hỏi: Tại sao các công ty tài chính này có mức lãi suất cho vay cao nhưng lại không bị tội cho vay nặng lãi. Xin chào Luật sư xin giải đáp cho bạn như sau:
Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất như thế nào?
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định: lãi suất vay do các bên thỏa thuận và lãi suất theo thỏa thuận đó không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Quý vị hãy ghi nhớ rõ câu này và Công ty Luật LHLegal – Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về đất đai phân tích tiếp phần tiếp theo như sau
Mức lãi suất của các công ty tài chính thì sao?
Lấy một công ty tài chính đơn cử là Fe Credit. Mức lãi suất của Fe Credit nằm trong khoảng 1.75% – 3.27%/tháng, tối đa có thể lên đến 39%/ năm (cao ngất ngưởng nhỉ). Như vậy, nếu căn cứ theo Luật Dân sự thì mức lãi suất cho vay của Fe Credit là đang vi phạm pháp luật vì luật dân sự quy định lãi suất không được vượt quá 20%/ năm như tôi đã đề cập ở trên.
Tuy nhiên, điều đáng nói là các công ty tài chính không chỉ được điều chỉnh bới Bộ Luật Dân sự mà còn được điều chính bởi các luật chuyên ngành và ngay cả trong luật dân sự cũng khẳng định rõ trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Vậy cụ thể ra sao, luật liên quan quy định như thế nào? Chúng tôi xin tiếp tục thông tin đến bạn:
Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:
· Công ty tài chính
· Công ty cho thuê tài chính
· và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Vậy nên lãi suất cho vay của các công ty tài chính được điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản liên quan mà cụ thể hơn nữa là Thông tư 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Quy định lãi suất dành cho công ty tài chính như thế nào?
Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN nêu rõ:
Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ.
Luật còn yêu cầu khi ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng thì công ty tài chính phải gửi báo cáo cho ngân hàng nhà nước để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính.
Tóm lại, thì luật không yêu cầu mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của các công ty tài chính là bao nhiêu, mà mức lãi suất cho vay tiêu dùng được các công ty tài chính tự điêu chỉnh và chỉ cần sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước là được. (dĩ nhiên là nó vẫn sẽ dựa trên các yếu tố: chi phí vốn, rủi ro, lợi nhuận,…)
Mọi người có bao giờ thắc mắc rằng tại sao luật không yêu cầu mức lãi suất tối thiểu, tối đa cho các công ty tài chính hay không? Hay là: vì sao chúng ta dẫu biết lãi suất vay tiêu dùng ở các công ty tài chính cao hơn ngân hàng nhưng các công ty này vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong sự lựa chọn vay của phần đông người dân? Xin thưa rằng: Khi thực hiện vay tại các ngân hàng bạn cần phải có tài sản đảm bảo còn ở các công ty tài chính thì không. Việc cho vay không có tài sản đảm bảo là đặc quyền cho người dân nhưng các công ty tài chính này cũng đối diện với nhiều trường hợp như quỵt nợ không trả, không tất toán khoản vay,… vậy nên mới nói lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Việc các công ty tài chính áp dụng một mức lãi suất cao hơn là để bù trừ và dự tính cho các khoản chi phí rủi ro có thể xảy ra.
Mức lãi suất được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng
Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định nguyên tắc cho vay, lãi suất cho vay cụ thể như sau:
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. (thỏa thuận thì cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật nè)
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
(dành cho các bạn chưa biết thì thông tư 39 chính là thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng)
Thế nên có thể dễ hiểu rằng:
Lãi suất cho vay của các công ty tài chính đối với khách hàng là do thoả thuận và các công ty tài chính được ấn định mức lãi suất cho vay riêng.
Mặc dù theo quy định của BLDS thì lãi suất vượt 20% là vi phạm tuy nhiên các công ty tài chính còn được điều chỉnh bởi luật các tổ chức tín dụng và luật liên quan khác. Chưa kể mức lãi suất này công ty tài chính phải làm hồ sơ xin phép và được Ngân hàng nhà nước phê duyệt thì đây không phải là trường hợp vi phạm pháp luật về lãi suất cho vay.
Về phần người vay, khi khách hàng đã đồng ý với mức lãi suất theo hợp đồng cho vay thì phải tuân thủ và khách hàng sau khi đặt bút ký vào hợp đồng thì bắt buộc phải có trách nhiệm trả nợ.
Nếu nghi ngờ đang bị cho vay nặng lãi cần làm gì?
Hành vi cho vay vượt quá mức lãi suất tối đa có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp xoay quanh vấn đề cho vay của các công ty tài chính quý vị có thể liên lạc ngay đến hotline: 1900 2929 01. Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến thuộc Công ty chủ quản LHLegal để chúng tôi tiếp tục giải đáp và thông tin thêm.