Mục lục
Cách lấy tiền phạt cọc mua bán đất khi người bán vi phạm?
Câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đã ký hợp đồng đặt cọc mua nhà với ông A và đã đặt cọc 200 triệu. Trong Hợp đồng có quy định khi hai bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng đặt cọc trái luật thì Bên A phải trả lại tiền cọc cộng với 100 triệu tiền phạt vi phạm. Trong thời hạn trong vòng 15 ngày, tôi sẽ tiếp tục thanh toán 400 triệu cho Bên A, sau đó hai Bên sẽ ký Hợp đồng mua bán nhà và công chứng tại văn phòng công chứng quận.Nhưng trước ngày ký Hợp đồng mua bán nhà, Bên A thay đổi ý định và không muốn bán nhà nữa. Bên A chỉ trả lại cho tôi số tiền đặt cọc là 200 triệu, nhưng không trả lại số tiền vi phạm như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp như vậy Bên A có vi phạm pháp luật không, tôi có thể khởi kiện Bên A ra tòa để đòi lại quyền lợi cho mình được không và cách khởi kiện ra tòa. Cảm ơn Luật sư.
(Anh Sang – 35 tuổi)
Nội dung tư vấn
Xin chào Luật sư chào anh!
Với những thông tin mà anh cung cấp, LHLegal gửi đến nội dung tư vấn như sau:
Khái niệm đặt cọc:
Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm đặt cọc cụ thể như sau:
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Các trường hợp bên mua nhà được đòi lại tiền đặt cọc:
Theo Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP đã hướng dẫn về trường hợp có “tranh chấp về tiền đặt cọc mua nhà đất” mà các bên không có thỏa thuận khác thì được xử lý như sau:
-
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để đảm bảo việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì sẽ bị phạt cọc theo quy định của bộ luật dân sự
-
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Hợp đồng vô hiệu là các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận
-
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng vô hiệu, thì trường hợp này hợp đồng đương nhiên vô hiệu khi hợp đồng đó vô hiệu
-
Trong trường hợp thứ nhất và thứ ba nêu trên, nếu các bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc
Như vậy sẽ có 3 trường hợp được đòi tiền đặt cọc mua đất:
-
Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc;
-
Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu;
-
Do các bên tự thỏa thuận.
Vì vậy, theo thông tin mà anh cung cấp. Bên A đã thay đổi quyết định không bán nhà khiến cho hợp đồng không được giao kết thì sẽ bị phạt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự.Như vậy, Bên A đã vi phạm pháp luật và phải trả số tiền phạt vi phạm là 100 triệu như đã thỏa thuận. Ngoài ra, anh có quyền khởi kiện Bên A ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Thủ tục khởi kiện ra Tòa án đòi lại tiền cọc
Khởi kiện đòi lại tiền cọc khi mua nhà đất là vụ án tranh chấp dân sự được quy định tại điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) nên trình tự thủ tục tương tự như án dân sự thông thường.
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện nên tòa án cấp huyện nơi mình cư trú, làm việc để giải quyết
Bước 2: Thụ lý vụ án
Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Bước 3: Hòa giải vụ án
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Khi xét xử, hội đồng xét xử của Tòa án sơ thẩm gồm có một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, nếu xét xử vụ án nghiêm trọng, thì có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Đối với các bản án sơ thẩm của các Tòa án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố, đại diện Viện kiểm sát có quyền kháng nghị; bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn chống án để yêu cầu Tòa án phúc thẩm xét xử lại vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Xin chào luật sư về nội dung: “Cách lấy tiền phạt đặt cọc mua bán nhà đất khi người bán vi phạm?”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 2929 01 để được hỗ trợ ngay lập tức.