Mục lục
Tranh chấp trong kinh doanh thương mại là gì?
Tranh chấp trong kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.
Phân loại tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Tranh chấp thương mại được chia thành các loại tranh chấp sau:
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
- Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
- Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính…
- Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.
04 Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Thương lượng thành công phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện, thiện chí, thái độ hợp tác của các bên vì quá trình không có sự ràng buộc của pháp luật về trình tự hay thủ tục giải quyết.
Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua hình thức thương lượng. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được lựa chọn đầu tiên khi các bên xảy ra tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
Các bên xảy ra tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận với nhau để giải quyết những tranh chấp, tháo dỡ những bất đồng để loại bỏ những tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại : “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”
Đây là việc các bên tranh chấp thương lượng giải quyết cùng với sự hỗ trợ của một bên thứ ba là hòa giải viên.
Bên thứ ba có nghĩa vụ hỗ trợ hòa giải, thuyết phục các bên tìm kiếm và loại bỏ tranh chấp
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định : “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thông qua hoạt động của một bên thứ ba là Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên
Giải quyết những mâu thuẫn bằng việc đưa ra những phán quyết có giá trị, bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án như sau:
- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử quyền lực nhà nước. Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng khi các bên không thể thực hiện các cách giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại như trên.
Trên đây là nội dung về “các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại”. Hy vọng bài viết hữu ích đến Quý bạn đọc.