Tư vấn của Luật sư

Bị lấy xe máy một cách công khai, giờ tôi phải làm sao?

Mục lục

Bị lấy xe máy một cách công khai, giờ tôi phải làm sao?

Hỏi: Xin chào luật sư, tôi là thợ điện, hôm trước tôi có dựng chiếc xe LEAD có giá trị khoảng 35 triệu đồng ở rìa đường để trèo lên cột điện sửa chữa điện nhưng quên không rút chìa khoá. Có một thanh niên đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của tôi, gạt chân chống xe lên rồi nổ xe phóng đi. Tôi ở trên cột điện nhìn thấy người thanh niên này lấy xe máy của mình nhưng không làm gì được. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì? Với hành vi trên người này đối diện với mức án như thế nào?

Trả lời:

Xinchaoluatsu sẽ tư vấn cho anh như sau:

Theo thông tin mà anh cung cấp thì anh tận mắt nhìn thấy người thanh niên này lấy xe của anh phóng đi nhưng không thể làm gì được vì anh đang ở trên cột điện. Qua đó, có thể thấy người thanh niên này chiếm đoạt tài sản của anh một cách công khai, trắng trợn. Hành vi của người thanh niên này có thể cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015.

 “1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, ngang nhiên. 

Quay trở lại thực tế, vì người thanh niên này đã trộm xe của anh một cách trắng trợn nhưng anh không thể có biện pháp ngăn cản lại được (vì anh đang ở trên cây cột điện). Đồng thời giá trị chiếc xe theo thông tin anh cung cấp là 35 triệu đồng. Vì vậy nếu anh tố cáo lên cơ quan công an thì với hành vi trên người thanh niên này có thể đối diện với mức phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm và cao nhất là phạt tù đến 3 năm.

Trong trường hợp anh gặp khó khăn trong việc viết đơn tố cáo hãy liên hệ ngay với LHLegal – Luật sư tư vấn hình sự giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn về vấn đề này.

Như vậy, với hành vi trộm xe một cách trắng trợn thì thanh niên này có thể bị khởi tố hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và mức phạt tù cao nhất là 3 năm. 

Trên đây là nội dung tư vấn mà Xinchaoluatsu gửi đến anh. Hi vọng bài viết giúp ích cho anh. Trong trường hợp anh có bất cứ thắc gì về vấn đề này vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2929 01 – đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật hình sự giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ anh một cách nhanh chóng.

Khi nào lấy xe của người khác một cách công khai nhưng không bị khởi tố hình sự?

Hỏi: Xin chào luật sư, hôm trước tôi và H đang đi phát tờ rơi thì bỗng nhiên H lại ngất xỉu. Thấy vậy, tôi liền bế H vô chỗ mát thì nhìn thấy một chiếc xe máy của G đang để ở góc đường, xe không khoá. Vội quá, tôi đặt H lên xe và nổ máy với mục đích mượn xe để đưa H vào viện. G đang trên lầu nhìn xuống tôi lấy xe chạy đi nhưng không làm gì được. Tôi dư định sau đó sẽ mang xe trả lại cho G, nhưng vì H phải cấp cứu và nằm viện nên tôi chưa kịp trả. Luật sư cho tôi hỏi hành vi của tôi có vi phạm pháp luật không? nếu tôi trả lại xe thì G có thể tố cáo tôi về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?

Trả lời: 

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã lấy chiếc xe của G (không khoá) để đưa H vào bệnh viện trước sự chứng kiến của G (mà không hề xin phép). Qua đó có thể thấy mục đích của bạn là lấy xe để đưa H vào bệnh viện chứ không phải là để chiếm đoạt tài sản. Mà hành vi trộm xe ngang nhiên trước mặt chủ sở hữu thì được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

 “1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Theo đó, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội.

Quay trở lại thực tế, thì vì bạn ngang nhiên lấy chiếc xe của G với mục đích là đưa H vào bệnh viện và sau đó sẽ trả lại chứ không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Vì mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do đó bạn sẽ không bị khởi tố hình sự về tội này.

Như vậy, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do bạn không hề có ý định chiếm đoạt tài sản. Bạn nên mang trả lại chiếc xe cho G càng sớm càng tốt. 

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.